03:58 EDT Thứ sáu, 19/04/2024

Chống Thấm - Chống Cháy

Xây Dựng

Bản Đồ

Trang nhất » Chống Thấm - Chống Cháy » Đại Lý Hitchins

Chống Thấm - Cần Thiết Với Mọi Công Trình

Thứ hai - 06/07/2015 11:36
Chống Thấm - Cần Thiết Với Mọi Công Trình

Chống Thấm - Cần Thiết Với Mọi Công Trình

Để có thể hoàn thiện được một công trình xây dựng hoàn hảo thì việc chống thấm cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Có thế nói, nếu một công trình nào đó mà trong giai đoạn xử lý chống thấm không được làm tốt thì điểm chất lượng của công trình sẽ không bao giờ được đánh giá cao. Về lâu dài, nếu bị thấm thì sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến kết cấu của công trình, làm xuống cấp cơ sở hạ tầng và còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nếu là khu dân cư.
Thấm bắt nguồn từ đâu?

Đương nhiên rồi, có nước thì mới có thấm. Mà nước thì ở khắp mọi nơi: trong nhà, ngoài nhà, dưới đất, trên trời… Nước trong hệ thống cấp thoát thì không bỏ được, nước của thiên nhiên thì không kiểm soát được. Nói đơn giản hơn, nước là phần không thể tách rời trong công trình xây dựng. Chỗ nào có nước là có nguy cơ thấm. Quá trình chống thấm là rất khó khăn và nặng về các giải pháp kỹ thuật. Do nước là một nhân tố luôn luôn xuất hiện ở mọi công trình nên để chống thấm triệt để thì là một điều vô cùng khó khăn.

Tại sao lại bị thấm?

Về lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet). Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Những phần nào của công trình dễ bị thấm?
 

Đó là những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm), và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:

  • Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: trần nhà, tường, mái, sàn ban công, lô gia…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… nhà vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể bơi, bể phốt, bể nước (ngầm, nổi)…

Các vị trí xung yếu cụ thể
 

Ở trên đã nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu mà chúng ta sử dụng. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề khác – cụ thể hơn, thường xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình: đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… tạo điều kiện thẩm thấu dẫn đến hiện tượng thấm. Đó là:

  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn
  • Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước.

Tuy rằng, chống thấm là một vấn đề nan giản nhưng công nghệ cũng ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều giải pháp chống thấm hiệu quả hơn. Và nếu chúng ta biết kết hợp các giải pháp và quy trình kỹ thuật một cách hợp lý thì việc chống thấm hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả tốt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

 

Đối Tác

Đối Tác 1
Đối Tác